Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản nhất trong các đối tượng bởi hệ hô hấp của bé còn chưa hoàn chỉnh. Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa viêm phế quản cho bé ra sao? Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm đường hô hấp dưới, hay ở niêm mạc phế quản, chưa tổn thương xuống phổi. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có biểu hiện ho nhiều, đau họng, sổ mũi, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các trẻ sơ sinh bị sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc cúm, sốt thường có nguy cơ cao mắc viêm phế quản.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn hay bị vi khuẩn tấn công là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Những vi khuẩn này luôn tồn tại trong khoang mũi, tuy nhiên nhờ hệ miễn dịch của bé khi dùng sữa mẹ nên chúng không ảnh hưởng tới trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị cúm, sốt, đề kháng kém đi, các vi khuẩn này tấn công và miễn dịch không đủ để phòng bệnh.
Các loại virus khi bị cúm, sốt cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phế quản.
Yếu tố môi trường hay không khí ô nhiễm là một nguyên nhân gây bệnh. Trong không khí ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc hoặc các chất hóa học kích ứng niêm mạc gây viêm phế quản.
Những yếu tố chuyển giao thời tiết cũng có thể khiến cơ thể trẻ sơ sinh không kịp thích ứng và bị viêm phế quản.
Một số đối tượng trẻ nhỏ bị các bệnh lý về đường hô hấp hoặc miễn dịch kém cũng dễ mắc viêm phế quản hơn các đối tượng trẻ khỏe mạnh.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là gì?
Khi bị viêm phế quản, các triệu chứng điển hình của trẻ là ho, bị sốt hoặc cảm lạnh, có thể bị viêm mũi. Vi khuẩn làm phế quản bị sưng, viêm, dịch nhầy nếu ứ đọng và tràn vào phổi có thể gây khó thở, khiến bé bị sốt.
Bé bị ho do phế quản bị kích ứng, dịch tích tụ, đờm có màu trắng đục hoặc vàng xanh.
Khi bé bị viêm phế quản cha mẹ cần làm gì?
Để phòng và điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần tuân thủ một số thói quen sinh hoạt sau:
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để bé hít phải khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn lạnh, khiến tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn. Nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sức đề kháng của trẻ
- Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa vừa đủ, không để bé quá lạnh, không để bé nằm thẳng điều hòa
- Giữ ấm cho bé vào thời tiết giao mùa không để bé bị cảm lạnh
- Nên cho bé uống đủ nước để làm loãng đờm nhầy, giúp bé dễ thở hơn. Đối với trẻ sơ sinh nên cho bé bú sữa mẹ đủ 6 tháng để tăng hệ miễn dịch.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông vật nuôi, hóa chất, phấn hoa,…
- Thường xuyên vệ sinh chăn gối cho bé, phơi khô, để phòng ngủ khô thoáng.
Chăm sóc và điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, hệ miễn dịch còn kém, do đó không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh.
Do đó, cách cải thiện tốt nhất là tăng miễn dịch bằng chế độ ăn uống và kiểm soát bằng các thói quen sinh hoạt.
Vào giai đoạn đầu, mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ, nên cho bé bú đủ 6 tháng đầu của thai kỳ. Đối với trẻ ăn dặm, hãy cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả và bổ sung đủ nước cho bé.
Mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để thông thoáng đường thở. Nhỏ mũi mỗi ngày 2-3 lần và sau đó dùng khăn khô lau cho bé.
Nếu bé có hiện tượng bị sốt, hãy đưa bé tới cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hay cách điều trị.
Lưu ý: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay). Về mùa lạnh, các cô nuôi dạy trẻ cần chú ý bố trí giờ chơi, giờ tập luyện ngoài trời cho các cháu phù hợp với thời tiết trong ngày. Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amiđan, VA… cần điều trị kịp thời.
Nguồn: thuocnampqa
Chăm sóc, tăng đề kháng cho bé thật tốt phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Bài viết hữu ích
Rất hay, cảm ơn Ghiền Food