Với người mắc bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, người bệnh cần phải hạn chế tuyệt đối các món ăn như tinh bột, trái cây sấy khô, đường, sữa, đồ chiên dầu mỡ hay thức ăn đóng hộp, bia rượu, chất kích thích,… Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau xanh, chất béo tốt như dầu oliu, quả bơ, các loại hạt,…các loại thịt trắng như thịt cá, gà để đảm bảo cân bằng lượng đường huyết cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng yến sào là món ăn bồi bổ cho sức khỏe, cân bằng lượng đường trong máu cho người mắc bệnh tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.
Cách nấu yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo thạc sĩ Phạm Thuỳ Dương ( K.Công nghệ sinh học – Trường ĐH Phương Đông), yến sào có cấu tạo 100% từ các sợi nước dãi của chim yến và hoàn toàn không có chứa đường. Thành phần dinh dưỡng chỉ bao gồm Protein, các axit amin và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ tái tạo tế bào mới liên tục. Ngoài ra, yến sào còn chứa Isoleucine và Leucine có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Đồng thời, chất Phenylalanine còn hỗ trợ vận chuyển oxy và glucose đi khắp cơ thể, giúp tăng hồng cầu, từ đó có thể giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết của mình.
Khi sử dụng yến chưng cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ưu tiên chọn lựa những công thức không sử dụng đường, yến chưng ít ngọt sẽ có thể giúp người bệnh duy trì lượng đường huyết hiệu quả. Nếu nhà bạn đang có người mắc phải bệnh tiểu đường, hãy áp dụng ngay 4 công thức yến chưng ít ngọt này ngay nhé!
Công thức yến chưng ít ngọt với nhân sâm.
Sử dụng yến chưng ít ngọt cùng nhân sâm cho người mắc bệnh tiểu đường không chỉ giúp ổn định lượng đường trong máu, món ăn này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng hiệu quả, tốt cho tim mạch và kháng viêm hiệu quả.
Nguyên liệu:
-
3g nhân sâm khô: Nhân sâm rửa sạch.
-
5g yến sào :Với yến tinh chế, bạn nên ngâm trong khoảng 30 phút để yến nở mềm, vệ sinh và kiểm tra kỹ lại để loại bỏ tạp chất, sau đó để ráo.
-
3 quả táo đỏ: bỏ hạt
Cách nấu như sau:
Bạn cho yến sào, nhân sâm, táo đỏ cùng lượng nước sấp mặt yến vào thố, chưng khoảng 30 phút là có thể sử dụng.
Đây là món yến chưng ít ngọt và an toàn cho sức khỏe thường được nhiều người sử dụng. Vị ngọt được tạo nên từ các quả táo đỏ chưng mềm. Khi sử dụng món yến chưng ít ngọt này cho bệnh nhân tiểu đường, bạn chỉ nên sử dụng từ 2- 3 quả táo đỏ trong một ngày, và chỉ nên bổ sung món yến chưng ít ngọt từ 2-3 lần trong một tuần thôi nhé.
Công thức yến chưng ít ngọt với hạt chia – kỷ tử
Yến sào, hạt chia, kỷ tử đều là những thành phần giàu dinh dưỡng, chứa trong mình những hoạt chất có thể hỗ trợ rất tốt trong việc duy trì ổn định lượng đường trong máu. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện thường xuyên món yến chưng ít ngọt với hạt chia cùng kỷ tử cho người thân của mình nhé. Nguyên liệu gồm:
-
5g yến tinh chế: ngâm nở và để ráo.
-
3g kỷ tử: rửa sạch và để ráo.
-
½ thìa cafe hạt chia.
Bạn cho phần yến sào vào thố chưng với lượng nước vừa ngập yến, chưng trong khoảng 20 phút. Sau 20 phút thì bạn bắt đầu cho thêm phần hạt chia, kỷ tử vào chưng cùng tầm 10 phút nữa là đã có thể dùng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 1 vài lát gừng tươi hoặc lá dứa để khử mùi tanh hiệu quả cho món yến chưng ít ngọt này.
Công thức yến chưng ít ngọt với táo đỏ
Yến chưng táo đỏ là một món yến chưng ít ngọt vô cùng dễ thực hiện tại nhà. Như đã chia sẻ, táo đỏ có vị ngọt tự nhiên, giàu vitamin và chất xơ. Tuy nhiên đây vẫn là loại trái cây khô có chứa đường. Vì vậy, khi thực hiện món yến chưng ít ngọt với táo đỏ, bạn chỉ nên sử dụng từ 2-3 quả cho mỗi lần dùng và dùng từ 2-3 lần cho mỗi tuần. Cách thực hiện như sau:
-
5g yến tinh chế: ngâm nở và để ráo.
-
3 quả táo đỏ – loại bỏ hạt táo: để đẹp mắt hơn, bạn có thể thái hạt lựu chưng cùng yến.
-
Khi sơ chế xong các nguyên liệu, bạn hãy cho chúng vào thố chưng yến cùng một lượng nước vừa đủ ngập yến. Thời gian chưng là từ 25-30 phút.
Công thức yến chưng ít ngọt với hạt sen
Yến chưng ít ngọt cùng hạt sen dường như là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Khi sử dụng hạt sen kết hợp cùng yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến món ăn thêm phần hấp dẫn, thú vị khi ăn. Đồng thời, khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ có thể giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hạ đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường.
Để thực hiện món yến chưng ít ngọt cùng hạt sen, bạn thực hiện như sau:
-
Hạt sen:
-Nếu sử dụng hạt sen tươi, bạn cần loại bỏ vỏ và tim sen, sau đó ninh hạt sen khoảng 30 phút. Bạn nên nấu cho nước thật sôi, sau đó mới cho hạt sen vào và bắt đầu ninh.
-Với hạt sen khô, bạn nên ngâm hạt sen bằng nước ấm, sau đó để khoảng 3 tiếng hoặc để qua đêm. Điều này sẽ giúp hạt sen ninh nhanh chín mềm hơn.
-
Lưu ý: Khi thực hiện yến chưng ít ngọt với hạt sen cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn không nên ninh hạt sen với đường như các món yến chưng hạt sen thông thường.
-
5g yến tinh chế: ngâm nở và để ráo sau đó đem đi chưng cách thuỷ khoảng 25 phút. Cho phần hạt sen đã ninh mềm vào và ninh cùng khoảng 5 phút nữa là đã có thể sử dụng.
Với cách chưng này, bạn sẽ có được một món yến chưng ít ngọt vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng cho người thân khi đang mắc bệnh tiểu đường.
Những lưu ý khi sử dụng yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Như bạn đã biết, với một người đang mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ cần phải kiểm soát nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng để duy trì một sức khỏe ổn định. Tuy vậy, việc kiêm khem quá mức cũng có thể khiến người bệnh bị thiếu chất, dẫn đến các vấn đề xảy ra như hạ đường huyết, chóng mặt, lơ mơ ,ngất xỉu, suy giảm hệ miễn dịch,… Chính vì vậy, bổ sung yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường là phương pháp bổ sung dinh dưỡng an toàn, hiệu quả. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, yến chưng ít ngọt sẽ có thể giúp người bệnh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và đề kháng, ngoài ra còn giúp kháng viêm và duy trình đường huyết ổn định. Nhưng khi sử dụng yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
-
Khi sử dụng yến chưng ít ngọt được chưng sẵn trên thị trường: Bạn cần lưu ý chọn các loại sản phẩm không chứa đường hoặc chỉ chứa dưới 5% lượng đường có trong sản phẩm. Đặc biệt lưu ý mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
-
Khi tự chưng yến tại nhà:
-
Nên mua tổ yến ở cửa hàng uy tín, tránh trường hợp mua phải yến giả, yến kém chất lượng và đặt biệt là tránh mua phải yến tẩm đường. Khi sử dụng phải loại yến này, sức khỏe người bệnh tiểu đường không những không được cải thiện, thậm chí còn có thể tăng lượng đường trong máu, gây ra các biến chứng cho sức khỏe.
-
Nên chọn lọc các nguyên liệu chưng cùng, đặc biệt là các nguyên liệu có chứa vị ngọt.
-
Sử dụng với lượng vừa phải: với người mắc bệnh tiểu đường, lượng yến nên dùng là từ 100-150g/ tháng. Bạn nên chia nhỏ và sử dụng cách ngày để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
-
Sử dụng vào thời điểm thích hợp: Buổi sáng trước khi ăn, buổi xế khoảng 15h và buổi tối trước khi ngủ là ba thời điểm vàng để sử dụng yến chưng ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên bổ sung yến trước khi ngủ 1 tiếng. Vào thời điểm này, nồng độ nội tiết trong cơ thể bắt đầu tăng cao, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong món yến sào.
-
Cần thường xuyên đo lường lượng đường huyết: Tuy yến chưng ít ngọt có thể hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu rất tốt, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua các thời điểm kiểm tra đường huyết định kỳ. Điều này sẽ có thể giúp bạn điều chỉnh hiệu quả chế độ dinh dưỡng nếu chỉ số đường huyết trong máu tăng.
Ngoài những cách chưng yến ít ngọt trên, bạn cũng có thể chọn bổ sung yến chưng đông trùng hạ thảo Baby Nest. Đây là sản phẩm yến chưng sẵn có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng và đặt biệt cam kết sử dụng 100% yến tươi cao cấp, đông trùng hạ thảo nuôi cấy loại I và sử dụng đường phèn với lượng nhỏ làm chất tạo ngọt lành tính, an toàn với sức khỏe.
Với những thông tin bổ ích trên, Ghiền Food tin chắc bạn có thể chuẩn bị yến chưng ít ngọt tại nhà vô cùng dễ dàng. Món ăn này không chỉ đem đến lượng dinh dưỡng dồi dào cho người mắc bệnh tiểu đường, nó còn có thể hỗ trợ rất tốt trong việc ổn định đường huyết trong máu. Ngoài các bữa ăn chính hằng hãy, hãy duy trì bổ sung 2-3 lần dùng yến chưng ít ngọt cho người thân của mình bạn nhé!
Xem thêm:
- Có nên cho trẻ ăn yến khi bị bệnh – những lưu ý quan trọng khi sử dụng yến cho bé
- Nên ăn yến mấy lần trong tuần để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe?
- Thật hư các thực phẩm không ăn kèm với yến
Hữu ích
bài viết hữu ích
Bài viết hay